Miễn phí vận chuyển
Miễn phí vận chuyển

Miền phí vận chuyển toàn quốc

Giờ làm việc
Giờ làm việc

T2 - T7 Giờ hành chính

Vai trò của Nano Curcumin trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng

02/06/2017
Vai trò của Nano Curcumin trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng

Curcumin là hợp chất polyphenol, hoạt chất chiết xuất từ củ nghệ, chiếm 2-8% tùy thuộc vào loại nghệ và dung môi. Khoảng trên 25 năm nay, rất nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng đã cho thấy curcumin có nhiều hoạt tính sinh học có thể ứng dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh như: hoạt tính chống oxy hóa, chống viêm, chống ung thư, chống lão hóa, hoạt tính bảo vệ gan, chống bệnh tiểu đừng, kháng khuẩn… Đặc biệt, Curcumin hỗ trợ tích cực cho việc điều trị viêm loét dạ dày. 

1. Curcumin và Helicobacter pylori

Vi khuẩn HP 

Theo nhiều thống kê, vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) đã được tìm thấy trong 80% bệnh nhân có viêm loét dạ dày và 90% có loét tá tràng. Phác đồ điều trị phối hợp 2 kháng sinh (amoxicilin + clarithromycin/ metronidazol) với thuốc ức chế bơm proton (omeprazol) và thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (muối bismuth) đã có hiệu quả làm lành vết loét tới 80-90% sau vài tuần điều trị.

Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát sau một thời gian do chủng Hp kháng thuốc, do bệnh nhân không tuân thủ điều trị. Vì vậy vẫn cần tìm một phương pháp mới, một thuốc mới có hiệu quả hơn.

Vi khuẩn HP là tác nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày

Vi khuẩn HP là tác nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày (ảnh sưu tầm)

Curcumin có thể kìm hãm sự phát triển của Hp?

Mahady G.B và cộng sự (2002), Han C.L. (2006) đã phát hiện ra tiềm năng kháng Hp của curcumin dẫn đến việc nghiên cứu rất công phu của nhóm tác giả Ấn Độ đứng đầu là Ronita De (2009) và đã đi đến kết luận: Curcumin ức chế sự phát triển in vitro của 65 chủng Hp được phân lập từ các bệnh nhân bị viêm  loét dạ dày tá tràng. Đa số những chủng này đã kháng metronidazol, vì vậy cơ chế tác dụng của curcumin trên Hp khác với cơ chế tác dụng của kháng sinh.

Han C.L. đã chứng minh rằng hoạt tính kìm hãm sự phát triển của Hp là do curcumin đã ức chế một số enzym đặc hiệu cho quá trình tổng hợp acid amin vòng thơm cần thiết cho vi khuẩn. Rai D.J. và công sự (2008) cho rằng curcumin đã ức chế các emzym và cơ chế điều phối sự phân bào của Hp.

Vi khuẩn Hp được tìm thấy trên 80% bệnh nhân viêm loét dạ dày

Vi khuẩn Hp được tìm thấy trên 80% bệnh nhân viêm loét dạ dày (ảnh sưu tầm)

2. Curcumin và viêm loét dạ dày thực nghiệm

Cũng nhóm nghiên cứu của Ronita De (2009) đã gây viêm loét dạ dày thực nghiệm cho chuột nhắt bằng các chủng Hp phân lập từ người mắc loét đường tiêu hóa. hai tuần sau khi gây nhiễm, cho chuột uống curcumin 25mg/kh/ngày trong 7 ngày, sau đó giết chuột, kiểm tra mô bệnh học dạ dày và so sánh với lô chứng không được điều trị. Kết quả cho thấy curcumin đã phục hồi được những tổn thương trợt loét niêm mạc và sự xâm nhập tế bào viêm vào niêm mạc dạ dày.

Trên chuột cống gây viêm loét dạ dày thực nghiệm, sử dụng curcumin với liều 20, 40 và 80 mg/kg, Tuorkey M. và Karolin K. (2009) nhận thấy curcumin đã làm giảm số lượng và chất lượng ổ loét, làm giảm tiết acid dịch vị (giảm yếu tố gây loét), làm giảm hoạt tính các peroxid (tác dụng chống oxy hóa), làm giảm IL – 6 là cytokin thúc đẩy viêm.

Ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét, curcumin còn có tác dụng bảo vệ, dự phòng loét dạ dày. Morsy MA. và El – Moselhy MA. (2013) đã gây viêm loét dạ dày cho chuột cống bằng indometacin. Trước khi gây loét, cho chuột uống curcumin với liều lượng 50mg/kg. Kết quả cho thấy curcumin đã làm giảm chỉ số loét, làm giảm hoạt tính acid và pepsin dịch vị (giảm yếu tố gây loét), làm tăng nồng độ chất nhầy (mucin) trong dịch vị, tăng mức oxid nitric trong dịch nhầy (tăng yếu tố bảo vệ).

3. Curcumin trên bệnh nhân viêm loét dạ dày

Các tác giả Thái Lan Prucksunand C. và cộng sự (2001) đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II trên 45 bệnh nhân có hội chứng viêm loét dạ dày tá tràng từ 16 đến 60 tuổi, gồm 24 nam va 21 nữ.

Trong số đó, chỉ làm được nội soi cho 25 bệnh nhân cho thấy có những vết loét dạ dày – tá tràng , rộng từ 0.5 đến 1.5cm. Cho bệnh nhân uống viên nang curcumin 300mg, mỗi lần 2 viên, 5 lần trong một ngày. Kết quả cho thấy sau 4 tuần 48% không còn vết loét, sau 8 tuần là 72% và sau 12 tuần là 76%.

Còn 20 bệnh nhân khác chỉ có vết trợt niêm mạc, viêm hoặc triệu chứng khó tiêu, sau 1 đến 2 tuần đã hết các triệu chứng. Theo dõi các xét nghiệm về tế bào máu, hoạt tính enzym về chức năng gan – thận trước và sau khi nghiên cứu không thấy những thay đổi có ý nghĩa trên tất cả 45 bệnh nhân tham gia nghiên cứu.

Nhiều nghiên cứu lâm sàng khác để hỗ trợ điều trị ung thư, viêm thấp khớp, Alzheimer… đã cho bệnh nhân uống tới liều 12g/ngày mà vẫn an toàn. Tuy nhiên, khi dùng liều cao thì bệnh nhân khó uống.

Tóm lại, từ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho đến thử nghiệm lâm sàng đã ghi nhận hiệu quả hỗ trợ điều trị viêm viêm loét dạ dày của curcumin là do:

– Curcumin diệt được rất nhiều chủng Helicobactery pylori với cơ chế khác kháng sinh đang dùng, vì vậy nếu Hp đã kháng kháng sinh vẫn chịu tác dụng của curcumin.

– Cueecumin là giảm các yếu tố tấn công dạ dày: làm giảm tăng tiết dịch vị acid, pepsin, làm giảm hoạt tính các chất thúc đẩy viêm trong cơ thể (các peroxid, IL – 6).

– Curcumin làm tăng các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày: tăng nồng độ chất nhầy, tăng nitric oxid trong dịch nhầy.

– Curcumin có tác dụng chống viêm, làm hồi phục nhanh các tổn thương viêm loét trên niêm mạc dạ dày.

– Curcumin không gây biểu hiện độc với liều cao tới 12g/ngày.

Nano Curcumin

Những nghiên cứu về curcumin trong hơn 25 năm qua đã cho phép rút ra được những nhận xét rất lý thú sau:

Curcumin có tác dụng rất tốt trong điều trị viêm loét dạ dày

Curcumin có tác dụng rất tốt trong điều trị viêm loét dạ dày (ảnh sưu tầm)

– Curcumin là hợp chất polyphenol thiên nhiên có phổ tác dụng sinh học rộng: chống oxy hóa, chống ung thư, chống viêm, chống đột biến gen, kháng khuẩn, kháng nấm, chống loét, chống xơ hóa (antifibrotic),…

– Nhiều bệnh là do rối loạn điều hòa của nhiều đường thông tin nội bào. Các thuốc hóa học hiện được dùng thường chỉ đánh và một mục tiêu (singel target) cho nên hiệu quả bị hạn chế. Curcumin đã được thấy là thuốc có tiềm năng cùng một lúc tấn công vào nhiều mục tiêu (multiple targets) cho nên có hiệu quả trên nhiều bệnh khác nhau.

– Curcumin là thuốc an toàn khi dùng cho người với liều rất cao, trên 12g/ngày, thậm chí đã dùng thử tới 18g/ngày.

Nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu

Với nhiều tác dụng như vậy nhưng do sinh khả dụng rất thấp nên ít được hấp thu, vì vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất cho các nhà nghiên cứu là cải thiện sinh khả dụng của thuốc. Sau nhiều thử nghiệm, hầu như đã nhận thấy rằng curcumin sản xuất dưới dạng tiểu phân nano có đường kính dưới 100nm (nano curcumin) là có hiệu quả cao nhất, nâng được sinh khả dụng của curcumin lên tới 95%.

Các nhà nghiên cứu về Nano Curcumin đang thu hút rất nhiều cá nhà khoa học trên thế giới. Nano Curcumin có phổ dự phòng và hỗ trợ điều trị rộng cho các bệnh mạn tính và các bệnh vẫn được coi là không chữa được. Nano Curcumin hiện được coi là “một thuốc kỳ diệu của tương lai”.

4. Việt Nam lần đầu tiên sản xuất thành công Nano Curcumin

 Curcumin được sản xuất và ứng dụng trong điều trị viêm loét dạ dày  

Curcumin được sản xuất và ứng dụng trong điều trị viêm loét dạ dày (ảnh sưu tầm)

Tại Việt Nam, rất nhiều cá nhà khoa học tại các trung tâm nghiên cứu lớn cũng đang tiến hành thử nghiệm để chế tạo vật liệu Nano Curcumin từ củ nghệ vàng như: Viện hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu triển khai khu công nghệ cao TPHCM, Đại học Dược Hà Nội.

Trong đó, Nano Curcumin của viện hóa học là đề tài đầu tiên được ứng dụng công nghệ nano vào bào chế các dược phẩm và thực phẩm chức năng giúp phòng ngừa và điều trị hiệu quả các bệnh mạn tính, nan y. PGS TS Phạm Hữu Lý, chủ tịch Hội đồng khoa học Viện hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, chủ nhiệm đề tài cho biết: “Nano curcumin do viện sản xuất có kích thước 50-0nm, độ ta trong nước đạt 10%, hấp thu tới 95%, mang lại hiệu quả gấp hàng chục lần Curcumin thường”.

TS Viên Văn Đoan

Trưởng khoa Khám chữa bệnh – Bệnh viện Bạch Mai 

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: